Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế và sử dụng máy thu vô tuyến tinh thể Máy thu vô tuyến tinh thể

Việc tiếp địa là rất quan trọng

Máy thu vô tuyến tinh thể thường sử dụng ăngten loại dây dài hay còn gọi là ăngten Monopole. Để nhận được tín hiệu thu từ loại ăngten này, cần có một điểm chuẩn đất để cung cấp một vị trí nhờ đó tín hiệu ăngten có thể chạy vào và ra. Bởi vì máy thu vô tuyến tinh thể không có bất cứ nguồn cung cấp năng lượng nào khác ngoài năng lượng điện mà nó thu được từ ăngten, điểm tiếp địa của máy thu vô tuyến tinh thể phải tốt hơn nhiều so với loại máy thu có khuếch đại. Điểm đất tạo ra một đường dẫn điện tốt để tạo ra một mạch hoàn chỉnh để tín hiệu điện cảm ứng bởi sóng vô tuyến giữa ăngten và đất. Tính quan trọng của việc tiếp địa này có thể bỏ qua trong trường hợp máy thu có khuếch đại. Các máy thu có khuếch đại dùng loại tách sóng điện áp và như vậy không cần nhiều công suất từ ăngten và cần rất ít hay có thể không cần điểm tiếp địa vật lý. Máy thu vô tuyến tinh thể dùng bộ tách sóng công suất và cần có dòng điện từ ăngten càng lớn càng tốt. Vì thế chúng đòi hỏi phải được tiếp địa tốt.

Một dạng mạch quá đơn giản

Mạch quá đơn giản không khả thi để thu cả dải AM.

Mạch vô tuyến tinh thể được mô tả ở đây thường được đưa ra nhằm mục đích bắt các đài nằm trong dải phát thanh AM sóng trung với bộ cộng hưởng được tạo thành bởi một cuộn dây song song và một tụ điện, cùng với một ăngten và một điểm tiếp địa. Trong thực tế có nhiều mạch vô tuyến tinh thể, nhưng nối cả ăngten và một tụ điện thay đổi được dọc theo một cuộn dây cố định mà muốn máy thu bắt được toàn bộ dải phát thanh AM hai bát độ là không khả thi.Nguyên nhân là để đạt hiệu suất cao, ăngten của máy thu vô tuyến tinh thể thường phải dài khoảng 20m và cao khoảng 6m, và khi đó nó có tác dụng như một tụ điện có điện dung từ 250 đến 300 pF. (Tổng quát thì ăngten có điện dung, điện cảm và điện trở, nhưng với ăngten loại dây dài thì điện dung sẽ chiếm ưu thế tại tần số vô tuyến AM.) Nếu một ăngten có điện dung là 250 pF được nối đến một mạch cộng hưởng dùng một lõi có điện cảm hơn 75 μ {\displaystyle \mu } H, thì mạch đó không thể cộng hưởng ở các tần số trên 1400 Hz. Như vậy kích thước của cuộn dây cố định phải nhỏ hơn 75 μ {\displaystyle \mu } H để có thể cộng hưởng các tần số ở vùng trên của dải phát (khoảng từ 1600 kHz hay 1710 kHz). Giả sử cuộn dây có điện cảm 70 μ {\displaystyle \mu } H, thì để có thể cộng hưởng các tần số ở vùng dưới của dải phát (khoảng 540 kHz) thì tụ điện trong mạch phải có giá trị cỡ 1000 pF. Mặt khác, để có thể cộng hưởng các tần số vùng trên của dải phát thì tụ điện biến đổi được này phải có giá trị chỉ là 4 pF. Điều này cho thấy tụ điện biến đổi phải có tỉ số thay đổi điện dung cỡ 1: 250, mà như vậy là quá cao. Thông thường trong thực tế tỉ số này chỉ khoảng 200:1. Chính vì thế, các nhà thiết kế có kinh nghiệm không sử dụng mạch này. Tuy nhiên, mạch này làm việc tốt trong trường hợp chỉ cần bắt một đài nào đó.Tầm bắt đài có thể mở rộng bằng cách dùng lõi có thể thay đổi được. Để làm điều đó có thể lấy nhiều đầu dây ra từ cuộn dây, nhờ đó có thể xác định một số tần số cụ thể cần cộng hưởng.